6 chiến lược quảng cáo hiệu quả nhất

Bộ phận marketing của các công ty này có những ý tưởng rất xuất sắc, họ thể hiện trách nhiệm xã hội trong cả quảng cáo. Những quảng cáo đó mang tính đột phá, và có ảnh hưởng nhất định tới thị trường người tiêu dùng, thậm chí thay đổi thói quen của cả 1 bộ phận xã hội vì đã đánh trúng tâm lý của người tiêu dùng.

1. “ Sảng khoái Coca Cola cùng…. ”
Vừa qua Coca-Cola đã đưa ra một chiến dịch in tên đầy mới lạ. Đây là một trong những chiến dịch quảng cáo có thể xem là ấn tượng nhất trên toàn cầu. Coca-Cola đã tận dụng xu hướng “tự sướng”  và nhờ đó thương hiệu của họ được quảng cáo toàn cầu thông qua những hình ảnh tên in trên lon Coca-Cola được chia sẻ trên mạng xã hội.
Trước đó, thương hiệu này cũng có nhiều chiến dịch quảng cáo tuyệt vời như: tận dụng vỏ chai Cocacola cùng với những biễn thể khác nhau của nắp chai; hay tận dụng nắp chai Coca để sử dụng như 1 phiếu gọi điện thoại miễn phí cho người thân... Nhưng có thể nói, chưa có chiến dịch nào gây ấn tượng hơn thế cho đến thời điểm hiện tại và có thể xem là mẩu quảng cáo ấn tượng nhất trên toàn cầu. Rất nhiều ứng dụng di động khắc tên lên lon Coca ra đời để phục vụ cho nhu cầu này của giới trẻ
2. Nhúng bánh vào sữa trong bóng tối – Oreo
quảng cáo trên điện thoại TopKhác với Việt Nam, ở Mỹ mạng xã hội Twitter chính là kênh quảng cáo đặc hiệu. Chiến dịch quảng cáo “Nhúng bánh vào sữa trong bóng tối” của Oreo không đi theo kiểu truyền thống như xuất hiện trên báo, tạp chí hay truyền hình, mạng Facebook… mà được đăng tải lên Twitter. Đây có lẽ là ví dụ tuyệt vời nhất của marketing hiện đại, hình thức sẽ trở nên phổ biến trong tương lai.
Năm 2013, khi diễn ra Siêu cúp Bóng bầu dục Mỹ Super Bowl, môn bóng mà người dân Mỹ và các nước châu Âu khá ưa chuộng, Oreo bất ngờ tung chiêu với nửa giờ mất điện với slogan “Bạn vẫn có thể nhúng bánh vào sữa trong bóng tối” và được hàng ngàn người chia sẻ lại trên Twitter. Ngay lập tức, lượng chia sẻ như cuồng phong khiến chính người tạo ra chiến dịch còn phải ngỡ ngàng.
3. “ Take This Lollipop ” – Facebook
Về cơ bản, “Take This Lollipop” là một ứng dụng phim trên Facebook. Và dù không quảng cáo rầm rộ song nhiều người vẫn hiểu thực chất đó là một quảng cáo cho tính năng bảo mật cá nhân trên mạng xã hội này. Ứng dụng được Jason Zada tạo ra vào năm 2011, với yêu cầu được sử dụng thông tin cá nhân của bạn (và sẽ lập tức xóa ngay sau đó). Người dùng khi cung cấp thông tin xong sẽ xem một bộ phim với hình ảnh một người đàn ông ngồi trước máy tính gõ lọc cọc. Các thông tin cá nhân của bạn sẽ được chuyển vào video và người này sẽ xem xét hồ sơ của bạn rồi dùng Google Maps để truy ra vị trí mà bạn đang ở bằng chính các dữ liệu check-in mà bạn từng lưu trên Facebook. Cuối cùng gã này lái xe lao ra đường với hình ảnh bạn được dán trước mắt, tìm cho bằng được vị trí của bạn. Với cách thức thực hiện như là một phim truy đuổi hình sự đầy mới lạ và mang tính bảo mật cao nên chỉ trong một thời gian ngắn, video này tác động tới người dùng Facebook và tất cả đều bắt đầu cập nhật cài đặt quyền riêng tư trên trang xã hội của mình. Dù đây không phải là một sản phẩm quảng cáo nhưng không thể phủ nhận mức độ thành công khó ngờ của nó.
4. “ Uống sữa ? ” – Got Milk
Cực kỳ đơn giản, tối giản với 2 từ “ Uống sữa ”, song đó có lẽ là chiến dịch độc đáo nhất nhì thế kỷ 21. Ít ai biết cha đẻ của “ Uống sữa ” được chỉ đạo bởi Michael Bay, đạo diễn bộ phim đình đám “ Người vận chuyển ”.
Theo thống kê từ website chính thức của Got Milk năm 1993, hơn 90% người dân Mỹ nhận ra quảng cáo này ngay lập tức. Mẩu quảng cáo thành công tới mức được Ủy ban Sữa Quốc gia Mỹ cấp phép độc quyền trong mấy năm liên tiếp. Chiến dịch “Got Milk” về sau được mở rộng thành “Where’s your moustache?” (Ria mép của bạn ở đâu?). Song, chiến dịch ria mép dường như không thành công bằng “Uống sữa”.
gửi tin nhắn vào điện thoại
5. “ 5-A-Day ” – 5 bữa 1 ngày
Đây chính là cụm từ mà các nhà dinh dưỡng học dùng để khuyên chúng ta về chế độ ăn kiêng, hãy ăn nhiều bữa thay phiên cho các bữa chính. Song, thật bất ngờ nếu bạn biết rằng đây thực chất là một chiến dịch quảng cáo rầm rộ, mang tầm quốc gia ở Mỹ với khởi đầu là “5 bữa mỗi ngày để khỏe hơn”. Chiến dịch này bắt đầu tại bang California vào năm 1991, do Ủy ban Ung thư Quốc gia (NCI) đưa ra, khuyên mọi người nên ăn nhiều hoa quả và rau hơn…
Với bảng hiệu hình ảnh rau củ bắt mắt, mẩu quảng cáo đã rất hiệu quả với những nước châu Âu chỉ quen ăn thịt cá. Thực tế, con số 5 này không phải là lượng tiêu chuẩn khoa học, bởi các chuyên gia dinh dưỡng nhấn mạnh rằng bạn có thể ăn 7-8 bữa rau, hoa quả mỗi ngày. Song, thật hay là sức mạnh của slogan “5-A-Day” đã lan tỏa đến hơn 25 quốc gia.
5. “ Think Small – Nghĩ điều nhỏ ” – Volkswagen
Trong khi hầu hết các thương hiệu đều muốn nghĩ lớn, làm lớn với khẩu hiệu Think big thì Volkswagen âm thầm lên chiến dịch đi ngược lại hoàn toàn với chiến dịch quảng cáo “Think Small”. Chiến dịch này ra đời từ những năm 1950, thời điểm mà nhiều người còn bị ám ảnh bởi những ký ức khủng khiếp của cuộc chiến tranh. Chẳng ai có nhu cầu mua sắm gì nhiều.
Lúc đó, các mẩu quảng cáo xe hơi thường khá màu mè và Julian Koenig, Giám đốc Sáng tạo của Volkaswagen, quyết định đi ngược xu hướng. Ông sử dụng 2 gam màu trắng đen, chú trọng vào các tính năng cũng như sự tiết kiệm chi phí với slogan “Think Small” – Nghĩ nhỏ thôi, hãy làm những gì nhỏ trước đã.
Mẩu quảng cáo đã đạt được những thành công ngoài mong đợi và Volkswagen hiện là một trong những dòng xe phổ biến nhất thế giới cho đến hiện tại.

Nếu bạn thực hiện một chiến dịch quảng cáo, sử dụng bất kỳ công cụ truyền thông nào: báo đài, truyền hình, quảng cáo trực tuyến, quảng cáo trên di động, hay bất kỳ kênh truyền thông nào khác, thì việc sáng tạo ra các thông điệp quảng cáo luôn là phần quan trọng đầu tiên của chiến dịch.
(Sưu tầm)

0 nhận xét: